Có nên đi lao động ở nhật bản hay không?

co nen di lao dong o nhat hay khong

Có nên đi lao động ở Nhật bản là một câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ, khi đứng trước những quyết định của cuộc đời mình. Hôm nay, Fami chia sẻ kinh nghiệm từ những bạn đã từng sinh sống và lao động 5 năm ở nhật, để các bạn có thêm góc nhìn đầy đủ về điều này. Chúc bạn nhận được những thông tin hữu ích sau bài viết.

Có nên đi lao động ở nhật bản hay không?

Trước khi tìm câu trả lời có nên đi lao động ở Nhật bản? bạn hãy xem thực tế sau.

Trước khi sang Nhật một bạn kỹ sư cơ khí, lương sau khi tốt nghiệp đại học là 12 triệu/tháng. Còn đối với các bạn lao động phổ thông khác, thì mức lương sẽ là 5-6 triệu/tháng hoặc cao hơn là 7-8 triệu/tháng.

Nhưng khi so với mức lương bên Nhật thì khác xa hoàn toàn. Mức lương trung bình sau khi trừ hết các chi phí sinh hoạt và ăn uống, thì các bạn có thể tiết kiệm từ 20 triệu đến 30 triệu, đó chỉ là mức lương rất bình thường ở Nhật.

Nên lời khuyên đầu tiên là các bạn nên đi Nhật. Lời khuyên chân thành này dành cho các bạn chưa đi Nhật lần nào.

Vì đi Nhật bạn sẽ tính lũy được kinh nghiệm sống, tính tự lập, một số vốn kha khá. Đặc biệt là tất cả những tính lũy của bạn nhận được từ một đất nước rất hiện đại. Một trong những nước đứng đầu thế giới về nhiều mặt.

Tuy nhiên sau khi ở Nhật từ 3 năm đến 5 năm. Một lời khuyên tiếp theo dành bạn là, bạn nên suy nghĩ về việc trở về nước. Vì với những kinh nghiệm và số vốn tích lũy thì việc kiếm tiền ở Việt nam sẽ dễ hơn. Có thể là sẽ gấp đôi so với việc tiếp tục làm việc ở Nhật. Mình có bài chia sẻ ngắn về vấn đề này, bạn có thể xem ở đây.

Đọc đến đây bạn vẫn còn phân vân với câu hỏi: “Có nên đi lao động ở Nhật bản?” thì bạn có thể xem phần chia sẻ sau, để có thêm thông tin cho quyết định của mình.

Đi nhật có những cách nào?

Để đi Nhật được thì có rất nhiều cách, ở đây mình sẽ chia sẻ hai cách.

Thứ nhất: đi theo diện xuất khẩu lao động. Đối với diện này sẽ có 2 trường hợp là xuất khẩu lao động bình thường và xuất khẩu lao động theo diện kỹ sư.

+ Xuất khẩu lao động bình thường thì mức lương trung bình là 20 đến 30 triệu/tháng.

+ Đi theo diện kỹ sư thì mức lương trung bình có thể từ 40 đến 50 triệu/tháng.

Thứ hai: đi theo diện du học sinh (DHS) cũng chia ra hai trường hợp, trường hợp một là để đi học và trường hợp hai là để đi làm.

Thuận lợi và khó khăn của từng hình thức đi Nhật.

Sau đây mình sẽ phân tích điểm bất lợi và thuận lợi của hai hình thức đi nhật

Thứ nhất: đi theo diện xuất khẩu lao động bạn tốn phí đi ban đầu rất cao, phí rơi vào khoảng từ 160 triệu đến 220 triệu.

Ví dụ, bạn nhận mức lương ở Nhật 20 triệu/tháng thì bạn phải mất ít nhất 1 năm để trả hết số tiền này. Dẫn đến bạn chỉ còn 2 năm hoặc 4 năm để tích lũy vốn tùy theo thời gian bạn đi.

Thứ hai: theo diện DHS thì phí ban đầu sẽ rẻ hơn nhiều, bạn chỉ mất 50 đến 100 triệu.

Tuy nhiên điều bất lợi là mỗi một năm bạn phải đóng học phí khoảng 200 triệu. Đồng thời bạn bị giới hạn rất là nhiều, như việc bạn bắt buộc phải lên lớp để điểm danh thì bạn mới có đủ tư cách ở lại Nhật.

Điều đó có nghĩa là, thời gian làm việc một ngày của bạn sẽ phải nhiều hơn. Dẫn đến bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và áp lực. Lời khuyên là, nếu bạn đi để học thì chỉ nên đi học.

Mình xin nhắc lại và là lời khuyên hết sức chân thành của mình. Một khi bạn xác định đi Nhật để kiếm tiền thì hãy đi theo diện xuất khẩu lao động.

Và để tổng kết cho câu hỏi, Có nên đi lao động ở Nhật bản thì lời khuyên là bạn nên đi. Và nếu đi để kiếm tiền thì đi theo diện xuất khẩu lao động. 

Cảm ơn bạn đã xem bài viết và hãy tham khảo thêm thông tin hữu ích trên trang nhé! Fami.